Các năm gần đây, khi xu hướng đưa thiên nhiên vào trong nhà trở thành một phong trào được nhiều người ưa chuộng, tại Việt Nam, các loại cây kiểng nhập khẩu về ngày một đa dạng, phù hợp với chế độ ánh sáng trong nhà. Hẳn nhiên khi đưa cây xanh vào nhà, nó đã là một “thành viên” chung sống với đồ nội thất. Dưới đây là những yếu tố chính cần được lưu ý khi trồng cây kiểng trong nhà nhìn dưới góc của người làm nội thất – kiến trúc
Dây leo thích hợp với không gian ít ánh sáng
Cây lá to trồng ở ngoài trời mang lại vẻ đẹp cho căn nhà
Vườn trên sân thượng được tổ chức với nhiều loại cây khác nhau
Nhiệt độ, độ ẩm, thông thoáng, nước và chăm bón là những yếu tố còn lại để giúp cây kiểng phát triển tốt, lâu bền. Hai lý do hàng đầu khi cây bị chết thường là thiếu ánh sáng và tưới quá nhiều hoặc quá ít nước. Do đó, nên tìm hiểu rõ từng giống cây, để có chế độ chăm sóc phù hợp.
Phòng chống rầy và sâu bọ – hiện nay trên thị trường cung cấp nhiều loại thuốc chống rầy, trừ sâu bọ, tuy nhiên, với xu hướng kiến trúc xanh (green architecture) – thân thiện với môi trường, giới hạn việc sử dụng hoá chất, một số cây có mùi hoặc tinh dầu được sử dụng để xua đuổi côn trùng như: sả, oải hương, rau quế. Hoặc sử dụng ớt khô, hoa cúc khô, cây fennel pha với nước để xịt và rửa cây lá chống côn trùng, như một dạng thuốc xịt (insect spray).
Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất. Ánh sáng được hấp thụ, tiếp nhận nhiều hay ít ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Ánh sáng có thể là nguồn ánh sáng trực tiếp từ năng lượng mặt trời, xuyên qua cửa sổ, hoặc có thể từ các nguồn đèn chiếu sáng bên trong. Thông thường, khi được trồng trong nhà, cây sẽ cần từ 12 – 14 giờ chiếu sáng. Cây trồng trong không gian tối thường có màu lá xanh nhạt hơn cây được trồng tiếp xúc với nhiều ánh sáng.
Phân độ ánh sáng được “chuẩn đoán” từ nguồn ánh sáng gần nhất, chia ra làm ba nhóm: tối (sáng ít), trung bình và sáng nhiều.
Vị trí cửa sổ, vị trí lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, hướng cửa sổ, vị trí đặt cây kiểng… đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Với các nhóm cây cần ánh sáng mạnh, nên đặt bên các cửa sổ quay về hướng nam. Các hướng đông, tây chỉ có thể cung cấp khoảng 60% ánh sáng so với hướng nam, và hướng bắc chỉ có thể cung cấp khoảng 20% ánh sáng so với hướng nam. Ảnh hưởng đến ánh sáng còn có những yếu tố khác: màn cửa sổ, cây trồng bên ngoài cửa sổ, thời tiết, độ cao của kiến trúc xung quanh cũng như độ trong của kính. Song song vào đó, có thể bổ sung nguồn ánh sáng từ đèn tuýp, đèn vàng, đèn chuyên dùng cho việc trồng cây, cũng như có thể tăng cường ánh sáng khi sử dụng các vật liệu phản chiếu (reflective).
Lựa chọn cây kiểng
Phân độ ánh sáng được “chuẩn đoán” từ nguồn ánh sáng gần nhất, chia ra làm ba nhóm: tối (sáng ít), trung bình và sáng nhiều.
Vị trí cửa sổ, vị trí lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, hướng cửa sổ, vị trí đặt cây kiểng… đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Với các nhóm cây cần ánh sáng mạnh, nên đặt bên các cửa sổ quay về hướng nam. Các hướng đông, tây chỉ có thể cung cấp khoảng 60% ánh sáng so với hướng nam, và hướng bắc chỉ có thể cung cấp khoảng 20% ánh sáng so với hướng nam. Ảnh hưởng đến ánh sáng còn có những yếu tố khác: màn cửa sổ, cây trồng bên ngoài cửa sổ, thời tiết, độ cao của kiến trúc xung quanh cũng như độ trong của kính. Song song vào đó, có thể bổ sung nguồn ánh sáng từ đèn tuýp, đèn vàng, đèn chuyên dùng cho việc trồng cây, cũng như có thể tăng cường ánh sáng khi sử dụng các vật liệu phản chiếu (reflective).
Lựa chọn cây kiểng
Cây kiểng trồng trong nhà được phân chia làm ba loại: loại phù hợp với ánh sáng thấp (shading) có thể đặt ở những nơi không có ánh sáng trực tiếp; loại phù hợp với ánh sáng mạnh nhưng không trực tiếp (semi direct sunlight) và loại phù hợp với ánh sáng trực tiếp (direct sunlight). Thông thường các loại hoa kiểng đều cần ánh sáng trực tiếp, do đó khi trồng trong nhà, cây kiểng phù hợp với các vị trí ở ban công, sân thượng hơn. Các giống dây leo như trầu ông, trầu bà, và các họ dương xỉ (fern) có thể phù hợp với các nơi có độ ẩm tốt, cửa sổ thông thoáng, ánh sáng tốt như phòng tắm, phòng ăn, giếng trời… Trúc kiểng (còn gọi là lucky bamboo), bon sai, lan, thần tài, xương rồng và các giống cây nhiệt đới (như súng, sen, các loại cọ kiểng) hiện đang là “mốt” được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại cây kiểng khác, khi được trồng trong nhà, cần phải luân chuyển giữa trong nhà và ngoài trời để cây được tươi tốt lâu.
Cây kiểng trong không gian nội thất
Cây kiểng trong không gian nội thất
Không có sự giới hạn trong cách sắp đặt cây kiểng trong không gian nội thất, nếu vị trí sắp đặt đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho cây. Trường hợp vị trí đặt không cung ứng đủ nguồn ánh sáng, cách tốt nhất là sử dụng phương pháp 1:3 – một tuần trong nhà và ba tuần ngoài trời. Có nhiều cách làm đẹp không gian nội thất bằng cây cảnh: đặt trên bàn (bàn cà phê, bàn trà, bàn ăn, bàn góc, bàn console, tủ đầu giường, bàn phấn… ), đặt bên cửa sổ hoặc đặt trên các giá, kệ được thiết kế cho cây. Cây có thể kết hợp với nước để tạo những góc nhỏ cho hòn non bộ, thác nước… và cây có thể mang đến may mắn, phúc lộc khi được kết hợp với phong thuỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét