Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Hoa Phong Lữ rực rỡ trong nắng vàng

Phong lữ mang một vẻ đẹp dịu dàng, không “son phấn” mà vẫn rất kiêu sa.
 
hoaphonglu
 
Phong lữ mang biểu tượng “sự ưu ái” chính là vì sự mềm mại của những chiếc lá, vẻ đẹp của bông hoa và mùi hương rất dễ chịu của nó.
 
hoa phong lữ

la cay hoa phong lu
 
Khi chà xát lá vào các ngón tay, lá sẽ cho một mùi hương thú vị. Cây Phong Lữ có những chiếc lá xanh mướt to tròn mềm mại dịu dàng.
 
 
Hoa Phong Lữ có nhiều màu. Có loài hoa màu đỏ, đỏ cam, cam, nhưng trông không thích bằng màu hồng phấn. Hoa màu hồng phấn như những thiếu nữ mới lớn trông e ấp.
 












 
Cụm hoa Phong Lữ vươn thẳng trên đám lá, với năm bảy cái hoa năm cánh không đều nhau. Giống như ai đã gói những bông hoa nhỏ lại thành một cụm hoa cầm tay của cô dâu búp bê.
 
Những cái nụ, những cái nụ mới thật xinh. Nụ Phong Lữ khe khẽ cúi đầu, cong xuống, nép mình dưới cụm hoa đã nở. Trông nó như cô dâu e lệ, nép mình sau cánh cửa chờ đến giờ ra mắt.
 

Hoa Phong Lữ

Từ các kết quả nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công từ nguồn giống nhập nội, các nhà khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp giới thiệu thêm một giống hoa đẹp mới, dễ trồng; đáp ứng thị hiếu người chơi hoa và cho hiệu quả kinh tế khá cao, đó là hoa Phong Lữ ( hay còn gọi Thiên Trúc Quỳ)

hoaphonglu

Theo KS. Nguyễn Trung Triết, Bộ môn Hoa, Viện Di truyền Nông nghiệp, hoa Phong Lữ có nguồn gốc từ các nước vùng Địa Trung Hải, hiện được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài tên chung là Phong Lữ, hoa còn có tên khác như Phong Lữ Thảo, Thiên Trúc Quỳ. Có tên Tiếng Anh là: Geranium

Đây là loại hoa có nhiều màu sắc khác nhau đầy lôi cuốn, thường là màu hồng hoặc đỏ biểu tượng của tình yêu, được ưa chuộng bởi hương rất thơm... Từ khi hoa bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần. Với màu sắc rực rỡ, hoa Phong Lữ thường dùng để trang trí ở ban công, cửa nhà. Chỉ cần treo một chậu hoa Phong Lữ trước cửa đã điểm tô cho cuộc sống thêm sinh động.

- Phong Lữ có thể nhân giống bằng hạt, giâm cành hoặc trồng cây bằng phương pháp nuôi cấy mô, trong đó giâm cành là biện pháp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và thông dụng nhất.

- Chọn cắt cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Trên cây mẹ chọn cắt đoạn cành bánh tẻ (thân có màu xanh nâu, không quá già nhưng cũng không được non quá). Mỗi đoạn hom giâm dài khoảng 10 cm, có ít nhất 2-3 mầm mắt khỏe. Dùng dao sắc cắt vát một góc 45 độ để có diện tích tiếp xúc với giá thể lớn nhất sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Cắt bỏ hết các lá chỉ chừa lại phần cuống lá khoảng 1-2 mm.

- Có thể giâm cành trực tiếp vào chậu, vào bầu hoặc trên luống ươm cho ra rễ, phát triển thành cây con rồi mới đem cấy vào chậu.

- Chuẩn bị giá thể: Thành phần và tỷ lệ phối trộn hỗn hợp giá thể gồm: 1m3 đất phù sa tơi xốp + 5kg phân tổng hợp NPK + 1 kg vôi bột + 150 kg phân chuồng hoai mục. Trộn đều các hỗn hợp rồi đóng vào bầu, vào chậu để giâm trực tiếp hoặc tạo thành luống giâm trong vườn ươm để ươm cây. Khi cho giá thể vào bầu hoặc chậu để giâm trực tiếp hoặc trồng cây con không nên đổ đầy mà chỉ nên đổ cách miệng chậu hoặc mặt bầu khoảng 1cm.

- Giâm trực tiếp vào chậu hoặc bầu có kích thước 18 x 18 cm đã có đủ giá thể: Cắm phần gốc cành giâm vào chậu giá thể, mỗi chậu hoặc bầu giâm nên cắm 3 cành cách đều nhau.

- Có thể trồng hoa Phong Lữ thành từng luống hoặc trong chậu cảnh để xếp thành những thảm màu trang trí thuần màu hoặc xen kẽ với nhiều màu sắc khác nhau trong sân nhà, khách sạn, biệt thự hoặc lối đi nơi công viên rất đẹp mắt và sinh động.

- Chăm sóc: Giâm xong xếp các chậu thành luống để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, phía trên nên dùng lưới nilon đen che bớt ánh sáng và thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh ra rễ, đâm chồi mới. Nhiệt độ thích hợp cho cây ra rễ và sinh trưởng tốt là từ 22- 25 độ C, độ ẩm khoảng 80- 85%. Cây sẽ ra rễ, đâm chồi mới trong khoảng 20 ngày. Khi cây đã mọc chồi, lá mới, tiến hành nhổ cỏ trên mặt bầu, loại bỏ những cành chết hoặc không ra rễ để trồng dặm thay thế bằng các cây con khỏe mạnh. Khi cây đã bén rễ hồi xanh tiến hành bón thúc bằng cách tưới 200 ml dung dịch NPK 1% cho mỗi bầu kích thước 18 x 18cm (pha 100g NPK trong 10 lít nước), định kỳ 20 ngày tưới 1 lần.

- Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân chuồng hoai mục, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Kim Phát Tài ( Kim Tiền)

Cây Kim phát tài hay còn gọi là cây kim tiền. Loại cây này hiện nay rất được ưa chuộng trồng trong các văn phòng làm việc hoặc nhà ở

kimphattai

Ý nghĩa của cây Kim phát tài là: Tứ quí phát tài

Cây kim phát tài là cây cảnh thuộc họ thiên nam tinh, lâu năm, thường xanh. Cây có thân to khỏe nằm dưới mặt đất, mầnm nảy nhiều và hình thành nhiều thân nhỏ. Cây chịu bóng tốt, lại có giá trị thưởng lãm cao nên thường để trong nhà để trang trí.

Cách chăm sóc:

1. Vị trí: Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu vào
2. Đất trồng: Đất cát màu mỡ, xốp, thoáng khí, giữ nước, thích đất có tính axits, kỵ đất có tính bazo
3. Nhiệt độ: Thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ ôn hòa từ 15-30oC
4. Tưới nước: xuân và thu có thể 2-3 ngày/lần, mùa hè tưới mỗi ngày một lần

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Cây Kim tiền - Cây may mắn trong Phong Thủy

Kim tiền thuộc cây cảnh họ thiên nam tinh, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất, trên mặt đất không có thân chính; mầm nảy nhiều và hình thành nhiều thân nhỏ.
Lá kép dạng to, cuống ngắn, chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2 – 3 năm và được thay thế không ngừng. Chính vì vậy Kim Tiền được coi là cây “phát” – Kim phát tài.

kim phat tai

Trong môi trường tự nhiên, Kim tiền phát triển rất nhanh, có thể thành cây có bóng râm to cao. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt.

kim phat tai

caykimtien

hoakimtien

kimtien

Được coi là loại cây “phú quý”, có tác dụng chiêu tài nên Kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương.
Bạn hãy chọn cây có thân xanh tươi, dày chắc, phiến lá hoàn chỉnh. Những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều “lộc” nhất. Nên bày cây ở hướng Đông, Đông-nam trong nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Trồng cây cảnh theo phong thủy

Không chỉ tận hưởng thiên nhiên, việc sử dụng những loại cây trồng khác nhau còn đem đến sức khỏe, tiền tài, công danh cho tất cả thành viên trong gia đình bạn.
Có nhiều cách để tạo nên phong thủy cho không gian sống nhà bạn, với cây trồng cũng vậy, hãy thử tham khảo một số cách trồng cây cảnh theo phong thủy để cải thiện chất lượng không gian sống của mình.

Tre
Tre là một loại cây cảnh được lựa chọn nhiều nhất khi dùng để trang trí trước cửa nhà. Theo thuyết phong thủy đây là loại cây đem lại nhiều may mắn nhất cho gia chủ, giúp chủ nhân làm ăn phát đạt. Tre cũng là biểu tượng của loại cây phú quý, mang lại sự no đủ. Bên cạnh đó cũng có thể trồng tre xung quanh hàng rào, trước hiên nhà hoặc trong vườn.

Hiện có nhiều giống tre cảnh khác nhau, tùy thuộc diện tích và không gian nhà rộng hay hẹp bạn có thể lựa chọn loại tre phù hợp.

Cây cảnh và hoa

Theo nguyên tắc phong thủy, trồng hoa trước hiên nhà sẽ đem lại sự thịnh vượng và sức khỏe cho gia chủ. Đặc biệt, hoa trồng ở hướng đông nam góc vườn còn đem lại may mắn.

Theo thuyết phong thủy, hai loại cây chanh và cam trồng trước nhà sẽ đem lại nhiều cơ hội làm ăn và lợi nhuận. Cũng có thể lựa chọn cây táo để cải thiện những mối quan hệ, giúp gia đình luôn giữ được hòa khí; cây lựu thể hiện tình cảm yêu thương và mong muốn những đứa con khôn ngoan, khỏe mạnh. Trồng ở hướng nam, lựu và táo sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Ngoài ra, nếu mong muốn các thành viên trong gia đình luôn có sức khỏe dồi dào, phòng tránh bệnh tật thì có thể trồng cây ở hướng đông nhà. Khi chọn cây trồng bên cạnh nhà kiểu này hãy chọn loại thân cứng, tán rộng.

Trồng cây đào ở hướng tây rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ luôn gặp may mắn và gia đình hạnh phúc.

Cây thông giúp kéo dài tuổi thọ

Thông có sức sống mãnh liệt, không cần chăm bón nhiều nhưng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế theo thuyết phong thủy, thông giúp gia đình gia chủ kéo dài tuổi thọ, thích hợp với những gia đình có người già, lớn tuổi.

Không trồng cây chính giữa cửa nhà

Điều này vi phạm thuyết phong thủy. Trước hết là việc cản trở đi lại, ra vào ngôi nhà, sau đó là vật cản cản trở vận may và những điều tốt đẹp đến với gia chủ. Thậm chí có thể gây nên những rắc rối về tài chính hoặc trên đường công danh.

Loại bỏ những cây chết hoặc sâu

Cây cối đem lại phong thủy cho ngôi nhà của bạn, vì thế những loại cây được chọn trồng phải là những cây khỏe mạnh, không bị sâu hoặc không có dấu hiệu chết yểu mới phát huy tốt vai trò phong thủy.

Nếu không may cây cảnh bị sâu đục thân hoặc khô héo, hãy nhanh chóng thay thế ngay cây khác. Điều này càng tối kỵ hơn nếu trong gia đình bạn đang có người ốm hoặc có người già.

Trồng liễu bên cạnh ao, bể, hồ nước

Nếu trong nhà bạn có một chiếc ao, hồ hay bể nước nhỏ thì lời khuyên dành cho bạn là nên trồng liễu xung quanh khu vực đó. Điều này rất có lợi cho phong thủy, mang đến sự thịnh vượng và tiền của, vật chất cho gia chủ.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Trồng cây xanh trong nhà mang lại vận may

Một căn nhà có nhiều cây cối, hoa quả tươi xanh cũng đồng nghĩa với việc ngôi nhà đó có phong thủy tốt, bởi vì nó chứng tỏ dương khí được tích tụ trong nhà, mang đến sự thịnh vượng, hạnh phúc.


Đối với không gian nội thất, việc trồng cây xanh không chỉ khiến ngôi nhà thêm tươi tắn, hài hoà mà còn giúp tăng cường sinh khí. Tuy nhiên để cây cối thực sự có tác động tốt đến cuộc sống của gia đình thì cũng cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như loại cây trồng, hướng đặt cây, màu sắc, thế cây… Bên cạnh đó, không phải loại cây nào cũng có thể dùng để trưng bày trong nhà, một số loại cây mang lại vận may nhưng số khác lại mang đến điềm xui, chính vì thế bạn cần phải tham khảo kỹ trước khi quyết định trồng cây gì trong nhà.
Theo phong thủy, một số loại cây mang đến vận may nhiều hơn các loại khác, như những loại cây ưa nước, lá tròn, đầy đặn hoặc loại cây có màu lá đậm tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang đến may mắn nhiều nhất.
Ở những không gian đối ngoại như tiền sảnh hoặc phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Các loại cây thuộc loại như: Sung, lộc vừng, kim phát tài…mang lại cho bạn tiền bạc và sự thịnh vượng, bạn có thể trồng chúng trong một chậu lớn và đặt gần cửa trước. Cây phát lộc là loại cây mang đến sự giàu sang và may mắn về tiền bạc cũng nên được đặt gần cửa chính, chậu mai thế hay quất đào ngày tết thường được đặt ở không gian tiền sảnh. Bạn cũng cần chú ý những cây có sắc đỏ, xanh và vàng tượng trưng cho các mùa xuân - hè, đây là những gam màu kích hoạt nguồn khí luân chuyển theo phong thuỷ.
Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà thiên về tĩnh nên trồng những cây trang trí có tính điểm xuyết nhẹ nhàng như cây bonsai, xương rồng hoặc phát tài. Với không gian bếp bạn nên trồng những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn nên đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi kích thích tiêu hoá như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…
Với các không gian chuyển tiếp trong ngoài như: hàng hiên, logia, bậu cửa sổ thì cây trồng lựa chọn dễ hơn do tiếp xúc trực tiếp với nắng gió bên ngoài. Tuy vậy, bạn vẫn cần chú ý đến độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với các không gian kế cận.
Chú ý chăm sóc để cây phát triển, không bị héo úa, vì cây là thước đo trường khí của không gian trong nhà. Nếu không có nhiều thời gian chăm sóc, bạn có thể trang trí thêm những bình hoa bằng vải lụa, giấy, nhựa. Chúng cũng giúp không gian căn phòng thêm bừng sắc và rạng rỡ hơn mà không ảnh hưởng đến phong thủy.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Cây Dương Xỉ trong nội thất nhà

Theo nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 12 lần so với mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là do các hóa chất từ sơn tường, dầu bóng, keo dán, đồ nội thất, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng và thậm chí nước máy. Những hợp chất này sẽ phát tán vào không khí và có thể gây ảnh hưởng tới những người trong nhà.
 
Cây Dương Xỉ

Các nhà nghiên cứu đã liệt kê những cây cảnh thích hợp để trồng trong nhà và nơi làm việc bao gồm: cây thường xuân, những loại cây có lá sáp và cây thuộc họ dương xỉ.



Những cây dương xỉ có thể là một trong những nhóm cây già nhất. Người ta đã tìm thấy một số cây hoá thạch từ thời tiền sử. Lá lược cứng của Boston uốn cong ra, ngả xuống như tuổi của chúng. Nó tăng trưởng về lá vì không có hoa. Tốt nhất là để nó trong rỏ treo hoặc đặt lên bệ đôn. Cũng giống cây nội thất, loại dương xỉ Boston cần được chăm sóc. Nó phải được phun ẩm thường xuyên và tưới nước nếu không thì lá nhanh bị cháy và rụng. Trong số những cây được thí nghiệm, nó là cây tốt nhất khử ô nhiễm không khí đặc biệt là forrmaldehiut và cung cấp độ ẩm cho không khí trong nhà, Cây này có thể đặt trong tình trạng bán sáng hoặc bóng râm.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Cây cảnh - xử lý ô nhiễm nhà bạn

Như các bạn đã biết, ngoài tác dụng trang trí, một số loại cây cảnh còn có tác dụng lọc không khí, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trường sống…với tác dụng của từng loại cây, có thể tự làm sạch được không khí trong nhà, lọc được độc chất, làm sạch không khí.
Các nhà khoa học nhận thấy một số loài thực vật có thể giúp chúng ta làm giảm nồng độ ozone trong không khí. Lá của cây hấp thụ các khí độc rồi chuyển chúng xuống rễ -nơi chất độc sẽ bị biến thành thức ăn. Ba loài thực vật đáng chú ý là cây rắn, hoàng tâm diệp (hay cây lá tim vàng) và cây nhện. Chúng dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc, có nhiều lá và hấp thụ lượng chất độc lớn.

Hoàng tâm diệp (Trầu bà, Vạn niên thanh ) là một trong những loại cây hấp thụ mạnh khí ozone


Một số loại cây khác cũng có tác dụng lọc khí độc như: Bạch diệp,Vạn niên thanh, Cau tre, Thiết mộc lan, Sanh, Cúc đồng tiền, Cúc hoa trắng, Đa cao su, Chà là cảnh, Cau vàng, Hoàng thảo, Hồ điệp.
Kim Ngân
 Ngũ Gia Bì
 Thiết Mộc Lan

 Lan Ý
 Hồng Môn
Cau cảnh
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy rằng trồng cây cảnh trong nhà có thể giúp chúng ta giảm căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn vì cây cảnh có thể hấp thụ được không khí ô nhiễm trong căn nhà của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu đã liệt kê những cây cảnh thích hợp để trồng trong nhà và nơi làm việc bao gồm: cây thường xuân, những loại cây có lá sáp và cây thuộc họ dương xỉ.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2002, các chất ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta. WHO cho biết mỗi năm có hơn 1,6 triệu người chết liên quan tới ô nhiễm không khí trong nhà.

Theo nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 12 lần so với mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là do các hóa chất từ sơn tường, dầu bóng, keo dán, đồ nội thất, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng và thậm chí nước máy. Những hợp chất này sẽ phát tán vào không khí và có thể gây ảnh hưởng tới những người trong nhà.

Các nhà khoa học, thuộc Trường Đại học Georgia - Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của một số loại cây cảnh trong việc giảm các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm 28 loài thực vật phổ biến được trồng làm cảnh trong nhà về khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm dễ bay hơi năm trong nhà.
Trong những loài được thử nghiệm, thì những loại cây như cây thường xuân, cây có lá sáp và cây dương sỉ được đánh giá là có khả năng hấp thụ tốt nhất đối với các chất ô nhiễm không khí trong nhà và ở công sở.

Tiến sĩ Stanley Kays, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, cho rằng một số cây cảnh trồng trong nhà có khả năng loại bỏ hiệu quả các chất gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, việc đặt cây cảnh trong nhà có thể làm giảm căng thẳng, tăng hiệu suất làm việc và làm giảm các triệu chứng của sức khỏe kém.

"Các hợp chất dễ bay hơi được thử nghiệm trong nghiên cứu này là những chất có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà và có nguy cơ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đối với những người hàng ngày phải tiếp xúc với chúng", TS Stanley Kays cho biết.

"Việc trồng cây cảnh trong nhà không chỉ có lợi cho sức khỏe của chúng ta, mà còn có những tác động tích cực đối với ngành công nghiệp cây cảnh vì điều này làm tăng nhu cầu sử dụng cây cảnh trong nhà"

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Cau Tre - Cây cảnh Nội thất

Đặt trước cửa nhà, sân vườn: Cau tre (chamaedorea seifrizii, họ cau, gốc Hawaii) giải phóng các khí trichorethylen, tolouen và khí bốc từ quần áo còn ẩm vừa ủi xong. Có thể đặt một chậu nhỏ nơi có tủ quần áo. Hoặc đặt hai bên cửa vào phòng khách.

Cau là một trong những cây họ cọ đẹp nhất. Nó chịu được môi trường trong nhà, thải ra một lượng lớn độ ẩm vào không khí, khử độc hoá học và trông cũng rất đẹp. Cau luôn được xếp hạng là cây nội thất tốt nhất khử độc không khí trong nhà. Cây này có thể được trồng trong điều kiện bán sáng.





Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Cách trồng và chăm sóc chậu cảnh - Hoa Hồng Môn

Hồng môn là một loại cây khá quen thuộc với người Việt Nam vì khá dễ trồng. Cây hồng môn có thể trồng trong chậu cảnh như cây cảnh cũng có thể trồng để lấy hoa. Hoa hồng môn có màu sắc khá phong phú: cam, hồng, đỏ, trắng, xanh nhạt…Sau đây là cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hồng môn để có những chậu hồng môn đẹp như ý!     



1. Nhiệt độ và ánh sáng thích hợp
Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 % với nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C. Nếu độ ẩm quá thấp màu lá sẽ nhạt, nếu độ ẩm quá cao thì chậu cảnh dễ sinh bệnh. Nhiệt độ thấp hơn 15 độ cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30 độ thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây.

2. Nhân giống
Có nhiều phương pháp để nhân giống như gieo hạt, tách chiêt hoặc nuôi cấy mô. Phương pháp thường dùng là tách bụi, cây mẹ thường đã được trồng từ 4 năm trở lên. Cây con mọc bên cây mẹ cũng phải có 3-4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc. Sau đó dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển hơn rồi mới trồng vào chậu.

3. Đất trồng

Trồng cây hồng môn trước hết chúng ta phải chuẩn bị đất trồng. Đất trồng gồm 2 phần trấu hun và 1 phần đất phù sa để tạo độ tơi xốp và giúp cho chậu cảnh có khả năng thoát nước tốt. Sau khi đã đặt cây vào trong chậu cảnh thì cần đặt cây ở nơi râm mát để cây không bị héo.

4. Tưới nước

Sau khi trồng cây thì các bạn nên tưới nước vào gốc khoảng 1-2 ngày một lần. Không nên tưới quá nhiều để tránh úng cây cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh.

5. Bón phân

Khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được 10-15 ngày cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 50-60 ngày các bạn có thể tưới nước phân hoặc dùng đỗ tương, xác động vật để chăm sóc thêm cho chậu cảnh của mình.

Khi đưa cây vào trong nhà, các bạn nên chọn nơi đặt cây phù hợp để cây phát triển bình thường. Các bạn có thể đặt chậu cảnh hồng môn ở ban công không có ánh sáng trực tiếp hoặc ở gần cửa sổ để cây phát triển.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Những loại hoa Hồng Môn

Một chậu hoa hồng môn chưng trong nhà bày tỏ sự nhiệt tình, hiếu khách. Ngoài ra loài hoa này được tặng cho người khác còn nói lên một tình cảm chân thành, nồng ấm, sự thanh lịch, tao nhã.



Hồng môn, còn được gọi là Trái tim của Hawaii (Heart of Hawaii), Hoa Hồng Hạc (Flamingo Flower), Painted Tongue... Còn theo tiếng Hy Lạp thì hoa hồng môn có nghĩa là "hoa đuôi" - tail flower.

Hồng Môn được trưng trong nhà, văn phòng với chiếc bình thủy tinh và dung dịch thủy canh.



Màu sắc thường thấy của hoa là màu hồng, đỏ tươi (Hồng môn); ngoài ra còn có màu xanh (Lục môn), màu đỏ bầm (Huyết môn); màu trắng (Bạch Môn).... Hoa có hình dạng trái tim, nên cũng là một loại hoa được đôi lứa yêu nhau gửi trao. Dù mang màu gì : đỏ thắm nhiệt tình nồng ấm, màu xanh tràn đầy hy  vọng, hay màu trắng của sự thuần khiết. Trái tim này sẽ mãi mãi thuộc về em (anh).
Trên thế giới có tới 600 loại hoa Hông Môn. Cùng ngắm nhìn những hình ảnh của những loại Hồng Môn thường gặp nhé: